Học toán với Scratch cùng Let's Code

Học toán với Scratch cùng Let's Code

·

7 min read

Học lập trình Scratch không chỉ giúp phát triển tư duy sáng tạo, mà còn là bước chạm nhẹ đến thế giới của logic và tính toán. Với những khối lệnh độc đáo trong Scratch, bạn sẽ khám phá ra những khía cạnh mới của ý tưởng và sự sáng tạo. Qua việc giải quyết các thách thức lập trình phức tạp, bạn sẽ không chỉ rèn luyện khả năng suy luận và phân tích mà còn nâng cao tư duy logic của mình.

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về các phép toán quan trọng trong ngôn ngữ Scratch. Đừng ngần ngại bước chân vào thế giới mã nguồn mở cửa cho sự sáng tạo và hiểu biết sâu rộng về lập trình!

Các phép toán trong Scratch

Trong Scratch, việc sử dụng các khối lệnh phép toán là quan trọng để thực hiện các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, và nhiều hơn nữa. Những khối lệnh này không chỉ giúp bạn xây dựng các ứng dụng đơn giản mà còn mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và phức tạp hóa trong lập trình.

Bằng cách sử dụng các phép toán, bạn có thể phát triển kỹ năng lập trình của mình và tạo ra những ứng dụng thông minh và hữu ích. Trong Scratch, phép toán được nhóm thành các loại chính như phép tính, lấy ngẫu nhiên, so sánh, logic, chuỗi ký tự và nhiều phép tính khác, giúp bạn linh hoạt trong việc xây dựng các chương trình đa dạng.

Các phép toán trong lập trình Scratch

Lệnh phép tính trong Scratch

Các lệnh phép tính này dùng để thực hiện tính toán các giá trị và cho ra kết quả là một số cụ thể.

Ví dụ như:

ví dụ phép tính nhân

ví dụ phép tính nhân

Chúng ta có thể sử dụng những lệnh phép tính này vào để giải quyết các bài toán phức tạp khác. Ví dụ như:

sử dụng lệnh phức tạp để giải toán

sử dụng lệnh phức tạp để giải toán

Đối với các phép toán đặc biệt, trong Scratch còn lệnh chia lấy dư và làm tròn

Chia lấy dư - làm tròn

Chia lấy dư - làm tròn

Chia lấy dư chính là phép toán chỉ lấy phần dư của phép chia. Ví dụ như phép tính 9:2 (9 chia 2) bằng 4 và dư 1. Vậy kết quả cho phép tính 9:2 lấy dư là 1:

ví dụ: chia lấy phần dư trong Scratch

ví dụ: chia lấy phần dư trong Scratch

ví dụ: chia lấy phần dư

ví dụ: chia lấy phần dư

Làm tròn là phép tính bỏ đi phần dư của phép chia. Ví dụ như phép chia: 16 chia 3 sẽ bằng 5 và dư 1. Vậy kết quả làm tròn phép tính 16 chia 3 chính là 5:

ví dụ: phần làm tròn

ví dụ: phần làm tròn

ví dụ: phần làm tròn trong Scratch

ví dụ: phần làm tròn trong Scratch

Lệnh phép toán lấy ngẫu nhiên trong Scratch

cách lấy ngẫu nhiên trong scratch

cách lấy ngẫu nhiên trong scratch

Lệnh lấy ngẫu nhiêu này được sử dụng để chọn ngẫu nhiên từ số () cho đến ().

Lệnh phép toán so sánh trong Scratch

Phép toán so sánh trong Scratch

Phép toán so sánh trong Scratch

Các lệnh này được dùng để so sánh các giá trị và kết quả sẽ cho ra đúng hoặc sai

ví dụ: phép so sánh hơn trogn scrtach

ví dụ: phép so sánh hơn trogn scrtach

Những phép toán so sánh thường được kết hợp với các khối lệnh điều khiển, để đưa ra điều kiện cho các dự án. Ví dụ: bạn Miu 3 tuổi và bạn Đốm 2 tuổi. Vì Miu lớn hơn bạn Đốm nên Miu là anh.

kết hợp phép toán với lệnh điều khiển

kết hợp phép toán với lệnh điều khiển

Lệnh phép toán logic trong Scratch

Các phép toán logic trong Scratch

Các phép toán logic trong Scratch

Các lệnh logic thường được sử dụng để kết hợp với các điều kiện. Và sau khi chương trình kiểm tra, các phép toán sẽ cho ra kết quả cuối cùng là đúng hoặc sai. Bên cạnh đó, các phép toán Logic sẽ kết hợp với các lệnh điều khiển để đưa ra 1 hay nhiều điều kiện trong dự án.

a) Và

kết hợp phép toán logic và lệnh điều kiện

kết hợp phép toán logic và lệnh điều kiện

Với lệnh “” chương trình sẽ thực hiện kiểm tra các điều kiện bên trong. Và sau đó trả về kết quả chung dựa trên hai điều kiện ban đầu.

Kết hợp phép toán logic và so sánh

Kết hợp phép toán logic và so sánh

Một ví dụ đơn giản hơn:

Mèo Miu đi chợ để mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói: “Mèo Miu mua táo và nho.” Vì vậy, bạn Chó Đốm đã nói sai.

ví dụ đơn giản: phép toán logic

ví dụ đơn giản: phép toán logic

Chú ý: Khối lệnh “và” chỉ trả về kết quả đúng khi tất cả các điều kiện bên trong đều đúng.

b) Hoặc

Ví dụ: sử dụng phép toán logic "hoặc"

Ví dụ: sử dụng phép toán logic "hoặc"

Với lệnh “Hoặc” chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong. Và trả về kết quả đúng nếu ít nhất một trong các điều kiện ban đầu là đúng.

Ví dụ:

Ví dụ: sử dụng phép toán logic và so sánh

Một ví dụ khác đơn giản hơn

ví dụ đơn giản về phép toán logic

ví dụ đơn giản về phép toán logic

Mèo Miu đi chợ để mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói: “Mèo Miu mua nho hoặc chuối.” Vào cơ hội này, bạn Chó Đốm đã nói sai vì Mèo Miu không mua nho.

Lưu ý: Khối lệnh “hoặc” chỉ trả về kết quả sai khi tất cả các điều kiện bên trong đều là sai.

c) Không phải

ví dụ: phép toán "không phải"

ví dụ: phép toán "không phải"

Lệnh “Không phải”, chương trình sẽ đưa ra kết quả ngược lại với kết quả của điều kiện

Ví dụ:

ví dụ: phép toán so sánh + "không phải"

ví dụ: phép toán so sánh + "không phải"

Một ví dụ khác đơn giản hơn:

Mèo Miu đi chợ để mua táo và chuối, nhưng bạn Chó Đốm lại nói: “Mèo Miu không mua nho.” Thực tế là bạn Chó Đốm đã nói đúng, vì Mèo Miu thật sự không mua nho.

ví dụ phép toán "không phải"

ví dụ phép toán "không phải"

Lệnh phép toán chuỗi ký tự trong Scratch

Sử dụng các phép toán: chuỗi ký tự

Sử dụng các phép toán: chuỗi ký tự

Các khối lệnh từ ngữ được sử dụng để thực hiện thao tác trên “chuỗi ký tự” hoặc giá trị số. Chuỗi ký tự là một loạt các ký tự nối tiếp nhau, ví dụ như “abcd” được tạo bởi các ký tự a, b, c, và d.

a) Kết hợp 2 chuỗi

Khối lệnh này được sử dụng để ghép nối hai chuỗi ký tự khác nhau lại với nhau, tạo thành một chuỗi ký tự mới.

Ví dụ:

Ví dụ cho phép toán kết hợp chuỗi

Ví dụ cho phép toán kết hợp chuỗi

b) Ký tự của chuỗi

Lệnh “Ký tự của chuỗi” giúp bạn trích xuất ký tự ở vị trí cụ thể trong một chuỗi.

Ví dụ:

ví dụ: sử dụn các phép toán ký tự chuỗi

ví dụ: sử dụn các phép toán ký tự chuỗi

c) Độ dài của 1 chuỗi

Lệnh độ dài của chuỗi sẽ cho ra kết quả là số ký tự có trong chuỗi.

Ví dụ như:

ví dụ: phép toán độ dài chuỗi

ví dụ: phép toán độ dài chuỗi

d) chuỗi có chứa ký tự

Lệnh “Chuỗi có chứa ký tự” kiểm tra xem một chuỗi có chứa một ký tự cụ thể hay không, và trả về kết quả là đúng nếu ký tự đó có trong chuỗi và sai nếu ký tự đó không có trong chuỗi.

Ví dụ:

Ví dụ: phép toán chứa ký tự

Ví dụ: phép toán chứa ký tự

Xem thêm tại: Các Phép Toán Trong Scratch - Hướng Dẫn Chi Tiết (letscode.edu.vn)